Từ drama của rapper Negav, các doanh nghiệp cần phản ứng ra sao?

Đóng góp bởi: Quỳnh Anh 102 lượt xem Đăng ngày 02/10/2024 Chia sẻ:

Từ drama của rapper Negav, ta có thể thấy việc hợp tác với nghệ sĩ vẫn luôn tồn tại rủi ro, đặc biệt khi nghệ sĩ gặp phải những “drama” ngoài ý muốn như phát ngôn gây tranh cãi hay các vấn đề đời tư. Vậy, doanh nghiệp nên làm gì khi điều này xảy ra? Dưới đây là quy trình và các bước doanh nghiệp cần thực hiện để kiểm soát tình hình hiệu quả.

Tóm tắt drama của rapper Negav

Trong sự bùng nổ của concert “Anh Trai Say Hi”, nam rapper Negav đã có phát ngôn gây sốc về việc nghỉ học đại học của mình. Sau đó drama nối tiếp drama, cộng đồng mạng đã phát hiện ra “quá khứ đen tối” của anh, khi chính anh đã tạo ra một nhóm Facebook với nội dung nhạy cảm. Nhóm này có khoảng 3.000 thành viên, và Negav đã đăng những bài viết liên quan đến việc sử dụng khăn giấy ướt trong ngữ cảnh lệch lạc, thậm chí còn chia sẻ ảnh cháu gái mình kèm những lời lẽ gây phẫn nộ. Cư dân mạng đã chỉ trích hành động này, cho rằng đây là một hành vi không thể chấp nhận, đặc biệt khi có trẻ em bị lôi vào những nội dung nhạy cảm như vậy.

Dù hiện tại Negav đã công khai xin lỗi và thừa nhận quá khứ “ngông cuồng” của mình, nhưng sự việc vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của anh trong mắt công chúng.

Đánh giá tình hình và ảnh hưởng của drama

Điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm là đánh giá mức độ nghiêm trọng của drama. Drama của nghệ sĩ có liên quan trực tiếp đến các giá trị mà doanh nghiệp đang truyền tải không? Liệu nó có làm ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh thương hiệu?

Việc đánh giá này cần phải nhanh chóng và chính xác hết mức có thể. Để làm điều đó, doanh nghiệp cần:

  • Thu thập thông tin đầy đủ từ nhiều nguồn, cách tốt nhất là từ nơi đầu tiên tung drama.
  • Theo dõi phản ứng của công chúng, đặc biệt là trên các nền tảng truyền thông xã hội.
  • Xác định mức độ lan rộng và sự nghiêm trọng của drama.

Xác định mức độ hợp tác và rủi ro liên quan

Sau khi đã hiểu rõ vấn đề, doanh nghiệp cần xem xét mức độ liên quan giữa mình và nghệ sĩ. Nghệ sĩ chỉ đóng vai trò đại diện hình ảnh hay đã tham gia sâu vào chiến lược tiếp thị? Từ đó, doanh nghiệp sẽ xác định mức độ rủi ro:

  • Nếu drama của nghệ sĩ liên quan đến đạo đức hoặc giá trị doanh nghiệp, cần cân nhắc việc kết thúc hợp tác.
  • Nếu drama không quá nghiêm trọng và mang tính cá nhân, doanh nghiệp có thể tìm cách xử lý khéo léo để tránh phản ứng mạnh từ công chúng.

Việc này đã được áp dụng trong drama của rapper Negav, ngay sau khi drama đời tư nổ ra, các nhãn hàng đã nhanh chóng xóa đi hình ảnh của anh.

Xây dựng kế hoạch phản hồi

Tùy vào mức độ nghiêm trọng, doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa việc giữ im lặng, đưa ra thông điệp chính thức, hoặc giảm dần hợp tác với nghệ sĩ. Kế hoạch phản hồi phải đảm bảo:

  • Minh bạch và chuyên nghiệp: Thông điệp cần rõ ràng, trung thực về lập trường của doanh nghiệp.
  • Không công kích nghệ sĩ: Dù drama có nghiêm trọng thế nào, việc công kích nghệ sĩ có thể khiến doanh nghiệp bị xem là thiếu chuyên nghiệp và nhận thêm những phản ứng không hay.
  • Nhất quán trên mọi kênh truyền thông: Đảm bảo mọi thông điệp đều đồng bộ trên các nền tảng mạng xã hội, trang web và các kênh truyền thông khác.

Đưa ra thông báo chính thức (nếu cần thiết)

Nếu tình hình đã lan rộng và ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu, doanh nghiệp cần phát hành thông báo chính thức. Một thông báo tốt nên bao gồm:

  • Lời giải thích ngắn gọn về quan điểm của doanh nghiệp đối với drama.
  • Thông điệp rõ ràng về việc duy trì hoặc tạm dừng hợp tác.
  • Cam kết về giá trị của doanh nghiệp và mong muốn tiếp tục phục vụ khách hàng tốt nhất.

Tạm ngừng hoặc kết thúc hợp tác (nếu cần)

Nếu drama của nghệ sĩ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu, việc tạm dừng hoặc chấm dứt hợp tác là cần thiết. Tuy nhiên, điều này cần được thực hiện một cách lịch sự và đúng đắn:

  • Thông báo kết thúc hợp tác một cách minh bạch và khéo léo.
  • Tránh phán xét hoặc đổ lỗi trực tiếp lên nghệ sĩ.

Như đối với drama của rapper Negav, các nhãn hàng đã âm thầm xoá đi các hình ảnh quảng bá của anh.

Kiểm soát dư luận và duy trì hình ảnh thương hiệu

Sau khi thông báo hoặc đưa ra quyết định liên quan, doanh nghiệp cần kiểm soát dư luận một cách hiệu quả:

  • Theo dõi phản ứng của công chúng: Liên tục giám sát các bình luận trên mạng xã hội và phương tiện truyền thông.
  • Tăng cường các nội dung tích cực: Đẩy mạnh các chiến dịch khác nhằm thu hút sự chú ý của công chúng vào những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
  • Tìm kiếm cơ hội hợp tác mới: Để giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực, doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác mới nhằm tái tạo hình ảnh thương hiệu.
Rapper Negav

Rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch phòng ngừa 

Sau khi khủng hoảng đã được kiểm soát, doanh nghiệp cần rút ra bài học và xây dựng kế hoạch phòng ngừa cho tương lai. Cần thắt chặt quy trình hợp tác với nghệ sĩ, bao gồm việc:

  • Nghiên cứu kỹ lưỡng về đời tư và lịch sử hoạt động của nghệ sĩ trước khi hợp tác.
  • Xác định rõ ràng những tiêu chuẩn đạo đức và giá trị mà nghệ sĩ phải tuân thủ trong hợp đồng.
  • Lên kế hoạch dự phòng để sẵn sàng ứng phó nếu tình huống tương tự xảy ra.

Từ drama của rapper Negav đã cho thấy việc đối mặt với drama từ các nghệ sĩ hợp tác có thể là một thử thách lớn cho doanh nghiệp, nhưng nếu xử lý khéo léo và chuyên nghiệp, khủng hoảng có thể trở thành cơ hội để doanh nghiệp củng cố uy tín và hình ảnh của mình. Quy trình xử lý cần nhanh nhạy, minh bạch và luôn lấy lợi ích thương hiệu làm trọng tâm.

>>> Xem thêm: Levi’s kết hợp Beyoncé tái hiện lịch sử thương hiệu qua chiến dịch “Reiimagine”